Nam Tư Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989

Josip Broz Tito lãnh đạo đảng Cộng sản Nam Tư từ cuối thập niên 1930 cho tới khi chết 1980.

Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư (tiếng Serbia-Croatia: Savez komunista Jugoslavije, Савез комуниста Југославије, SKJ/СКЈ; tiếng Slovenia: Zveza komunistov Jugoslavije; tiếng Macedonia: Сојуз на комунистите на Југославија) là đảng nắm quyền ở Nam Tư từ 1945 cho đến 1989. Trước 1952, đảng này có tên là Đảng Cộng sản Nam Tư được thành lập vào năm 1919. Trong cuộc bầu cử đầu tiên ở vương quốc Nam Tư mà mới được thành lập, đảng đã đạt được nhiều phiếu mặc dù chưa được tổ chức chặt chẽ. Năm 1921 nó bị cấm vì bị coi là thù nghịch với nhà nước. Khoản 1000 đảng viên còn lại phải hoạt động kín. 1942 trong cuộc chiến tranh chống Phát Xít Đức Ý,lực lượng vũ trang Cộng sản trở thành lực lượng kháng chiến mạnh nhất ở Nam Tư. Năm 1945 đảng này lên nắm chính quyền và biến Nam Tư thành một nhà nước độc đảng.

Từ bỏ chủ nghĩa Stalin

Slobodan Milošević tổng thống Serbia từ 1989 tới 1997.

Trong đại hội đảng VII vào năm 1952, khi Nam Tư hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa Stalin, nó đổi tên thành Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư. Đảng này được lãnh đạo bởi Josip Broz Tito từ 1937 tới 1980, là đảng cộng sản đầu tiên nắm quyền trong lịch sử khối phía Đông mà đã công khai chống lại chính sách chung được điều khiển bởi Liên Xô và đã bị đuổi ra khỏi Cominform vào năm 1948 sau khi Joseph Stalin buộc tội Tito theo chủ nghĩa dân tộc. Đảng này theo chính sách Tự quản lý Công nhân và chủ nghĩa Cộng sản độc lập, được biết tới như là chủ nghĩa Tito.

Khủng hoảng và giải thể

Sau cái chết của Tito vào năm 1980, đảng Cộng sản theo mô hình lãnh đạo tập thể, trong đó ghế chủ tịch đảng mỗi năm lại được chuyền cho người khác. Ảnh hưởng của đảng giảm dần đi và hướng tới một cấu trúc liên bang mà các nhánh đảng ở các nước cộng hòa được cho thêm nhiều quyền lực. Con số đảng viên tiếp tục gia tăng đạt tới 2 triệu vào giữa thập niên 1980, nhưng thẻ đảng không còn có danh thế như ngày xưa nữa.

Slobodan Milošević trở thành chủ tịch Liên đoàn Cộng sản Serbia năm 1987, phối hợp giữa những ý thức hệ dân tộc với đối lập với các cải tổ tự do. Khoảng cách giữa các nhánh đảng ở các nước Cộng hòa khác nhau dân dẫn tới sự giải thể Liên đoàn Cộng sản Nam Tư, khi những rạn nứt giữa người cộng sản Serbia và Slovenia dẫn tới sự tan vỡ của đảng ra thành các đảng khác nhau cho mỗi nước Cộng hòa. Các đoàn thể Cộng sản tại mỗi Cộng hòa chẳng bao lâu sau đó đổi tên thành đảng Xã hội chủ nghĩa hay Dân chủ xã hội, biến hóa thành những phong trào, mặc dù khuynh tả nhưng không còn hoàn toàn cộng sản nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989 http://www.bpb.de/themen/58LP1M,0,Die_Umsturzbeweg... http://books.google.com/books?id=j2PmEIYMsHUC http://www.coldwar.hu/html/en/publications/roundta... http://www.bpb.de/nachschlagen/lexika/18236/sozial... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,1... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13684238.htm... http://www.morgenpost.de/politik/article1928050/Wi... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://www.bmi.bund.de/cae/servlet/contentblob/151...